Theo các nghiên cứu trước đây, sau 25 tuổi đối với nam và 23 tuổi đối với nữ, chiều cao sẽ ngừng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay con số 25 tuổi đối nam và 23 tuổi đối với nữ không còn đúng nữa vì độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ngày càng trẻ hóa.
Các công trình nghiên cứu gần đây đã nhận ra rằng, vì nhiều lý do như khí hậu biến đổi toàn cầu, trẻ ăn phải rất nhiều thực phẩm biến đổi gen, cũng như gặp phải các bệnh lý về sinh lý như dậy thì sớm… nên độ tuổi phát triển chiều cao ngày càng bị giới hạn. Hiện nay, khi bước qua tuổi 20, chiều cao đã gần như không còn phát triển, nếu có tăng cũng không đáng kể.
Nhiều trẻ chưa bước qua 18 tuổi đã ngừng phát triển chiều cao vì xương đã cốt hóa sớm. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần chú ý đến vấn đề dậy thì sớm của trẻ cũng như quan tâm hơn đến chiều cao của trẻ ngay từ sớm để giúp trẻ có được chiều cao chuẩn trong tương lai,
Chiều cao phát triển tự nhiên đến độ tuổi bao nhiêu?
Với những trẻ có tốc độ phát triển bình thường đúng theo các giai đoạn vàng phát triển thì chiều cao sẽ tăng mạnh mẽ cho đến năm 18 tuổi. Từ sau 18 tuổi quá trình phát triển chiều cao sẽ chậm lại và ngừng hẳn sau tuổi 20. Nếu có tăng cũng không đáng kể. Chính vì vậy, người ta hay nói, tuổi dậy thì chính là giai đoạn phát triển chiều cao, là cơ hội cuối cùng để giúp trẻ cải thiện chiều cao trước khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Một khi bỏ qua giai đoạn dậy thì có nghĩa là đã lãng phí một cơ hội ngàn vàng tăng trưởng chiều cao và cơ hội sẽ không bao giờ trở lại.
Lý do sau 20 tuổi chiều cao của trẻ ngừng hoặc phát triển chậm là do sự sụt giảm của các nội tiết tố liên quan đến hấp thu canxi và phốt pho làm cho sự phát triển chiều cao chậm lại do ngừng quá trình chuyển canxi vào xương. Hơn nữa, sau 20 tuổi quá trình hư hại sụn khớp cũng bắt đầu diễn ra từ từ, cụ thể là hư hại các sợi collagen và chất nền có trong sụn khớp.
Với một số trường hợp đặc biệt do thiếu hụt hormone tăng trưởng sẽ chậm phát triển, tăng nguy cơ gãy xương và bệnh tim mạch. Khi không được điều trị kịp thời, chiều cao cuối cùng của trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao lẽ ra trẻ đạt được khi trưởng thành, gây ra tâm lý thiếu tự tin và khó hòa đồng.
Chính vì vậy, bố mẹ nên quan tâm theo dõi chiều cao của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng để biết được chiều cao và tăng trưởng của con có bình thường hay không. Để có thể phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giúp con bắt kịp tăng trưởng của các trẻ bình thường.
Những giai đoạn quan trọng cần chú ý để tăng chiều cao
Để có thể giúp trẻ đạt được chiều cao tối đa khi trưởng thành đòi hỏi cha mẹ phải có chế độ chăm sóc hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Trong đó có 3 cột mốc cần phải chú trọng để phát triển chiều cao cho trẻ đó là:
Giai đoạn bào thai 9 tháng
Trong 9 tháng thai kỳ là khoảng thời gian xương trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Nếu mẹ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung đủ Canxi, sắt, kẽm, axit folic… và tăng từ 10 – 25 kg đồng thời giữ được tâm trạng vui vẻ thoải mái thì con sinh ra sẽ đạt chiều cao trung bình là 50 cm. Đây cũng là giai đoạn tiền đề, giúp trẻ có sự bứt phá về chiều cao trong các giai đoạn sau.
Giai đoạn 0 – 3 tuổi
Giai đoạn phát triển chiều cao mạnh mẽ thứ 3 sau giai đoạn 9 tháng mang thai đó là khi trẻ từ 0-3 tuổi. Khi bước vào giai đoạn này, năm đầu đời trẻ có khả năng tăng 25 cm nếu được chăm sóc tốt. Trong 2 năm tiếp theo, mỗi năm trẻ có thể cao thêm 10 cm nữa. Tổng cộng trong 3 năm này trẻ có cơ hội cao thêm 45 cm.
Giai đoạn dậy thì
Tuổi dậy thì của con gái là 10 – 14 tuổi, của con trai là 12 – 16 tuổi. Trong thời gian này sẽ có 1 – 2 năm chiều cao của trẻ tăng vọt 8 – 12 cm. Chính vì vậy, mẹ phải chú ý để nắm bắt thời điểm quan trọng này. Vì sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ vẫn có sự tăng chiều cao nhưng rất chậm, tổng chỉ số chiều cao tăng nhiều năm sau đó không bằng chiều cao đã tăng vọt trong 1 năm dậy thì.
Hơn nữa, nếu đã bỏ lỡ các giai đoạn vàng trước thì đây chính là cơ hội cuối cùng để mẹ giúp bé cải thiện chiều cao thành công, sở hữu được chiều cao lý tưởng đến khi trưởng thành.
Trên đây chính là 3 giai đoạn phát triển chiều cao tốt nhất của trẻ. Chỉ cần hiểu và nắm bắt được các quá trình này chắc chắn mẹ sẽ giúp con cải thiện chiều cao đáng kể.
Những bí quyết giúp cải thiện chiều cao hiệu quả mà bạn cần nhớ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố dinh dưỡng (32%), di truyền (23%), rèn luyện thể lực (20%)… Chính vì vậy, bí quyết cải thiện chiều cao hiệu quả nhất chính là tác động khoa học vào các yếu tố này theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Do đó, để tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả, bạn hãy nắm vững những điều sau đây:
Chế độ dinh dưỡng
Muốn con có chiều cao tốt, trong thực đơn tăng chiều cao hàng ngày, các bậc phụ huynh cần cho con ăn uống đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm là đường bột, béo, đạm, rau và trái cây.
Trong đó, với nhóm chất đạm cần tập cho con ăn đa dạng đổi món với thịt, cá, tôm, tép, cua, lươn, đậu hũ, đậu đỗ, nấm, rong biển…
Bên cạnh đó, mỗi ngày, ngoài 3 bữa ăn chính, trẻ cần ăn thêm 2-3 bữa phụ với sữa, sữa chua, phô mai… (khoảng 500-600 ml sữa và các sản phẩm từ sữa). Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến nhu cầu bổ sung Canxi cho trẻ trong từng giai đoạn, bởi về mặt cấu tạo, chất này chiếm 70% trọng lương xương khô. Nhu cầu canxi cần thay đổi khác nhau tùy theo tuổi, tình trạng sinh lý và khả năng hấp thu canxi tại ruột của từng người.
• Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi cần 200 mg Canxi mỗi ngày.
• Trẻ 6 đến 11 tháng tuổi cần 260 mg Canxi mỗi ngày.
• Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi cần 700 mg Canxi mỗi ngày.
• Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi cần 1.000 mg Canxi mỗi ngày.
• Trẻ em và thiếu niên từ 9 đến 18 tuổi cần 1.300 mg Canxi mỗi ngày.
• Người trưởng thành từ 20-49 tuổi và nam giới từ 50-69 tuổi cần 800mg / ngày, nữ giới từ 50-69 tuổi cần 900mg / ngày.
• Nhu cầu Canxi cho những người trên 65 tuổi được đặt ở mức 700mg mỗi ngày.
Chế độ vận động
Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của trẻ, để xương phát triển khỏe mạnh, đạt chiều dài tối đa thì trẻ nên siêng năng tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Nếu có lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, sụn xương, từ đó làm giảm chiều cao của trẻ.
Chính vì vậy, hàng ngày dù có bận rộn đến đâu mẹ cũng hãy khuyên bé dành ra khoảng 1 tiếng đồ để luyện tập thể dục thể thao vào sáng sớm hoặc chiều tối. Những môn thể thao tốt cho sự phát triển của trẻ như là: Bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây, chạy bộ…
Khi luyện tập những bộ môn này ở cường độ cao, mà luyện tập ở ngoài trời thì càng sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng mạnh mẽ. Như vậy thì cơ hội cao lên của trẻ càng lớn.
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Sau một ngày mệt mỏi, trẻ cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức lực và năng lượng. Chính vì vậy, trẻ cần ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, để cơ thể trẻ có thời gian được nghỉ ngơi và tăng trưởng hiệu quả. Trẻ nên đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể trẻ tiết ra hormone tăng trưởng cao nhất, giúp tận dụng hết tiềm năng di truyền, đồng thời kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng chiều dài của xương, tăng chiều cao tối ưu.
Bên cạnh đó, trẻ cần tránh xa rượu bia, khói thuốc lá, học tập và nghỉ ngơi hợp lí, không sử dụng điện thoại, máy tính nhiều… đây là những thói quen tốt cha mẹ nên giúp trẻ thực hiện mỗi ngày để giúp tăng chiều cao hiệu quả.
Vai trò của tuyến yên đối với sự phát triển chiều cao
Tuyến yên là một trong những tuyến nội tiết có vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Đặc biệt, đây là nơi điều tiết các hoạt động sinh trưởng phát triển của cơ thể nên tác động rất lớn đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. […]
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao là bao nhiêu?
Theo các nghiên cứu trước đây, sau 25 tuổi đối với nam và 23 tuổi đối với nữ, chiều cao sẽ ngừng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay con số 25 tuổi đối nam và 23 tuổi đối với nữ không còn đúng nữa vì độ tuổi ngừng phát triển […]
Bơi lội có giúp cải thiện chiều cao hay không?
Bơi lội là môn thể dục thể thao để phát triển chiều cao hiệu quả. Vì thế mà những đứa trẻ thường xuyên bơi lội sẽ có chiều cao vượt trội hơn hẳn những đứa trẻ còn lại. Bơi lội tạo ra lực cơ lớn hơn trên xương, có tác […]
Bài viết Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao là bao nhiêu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Làm sao để cao.
Nguồn bài viết: Làm sao để cao https://ift.tt/2YhjpyF
0 comments:
Đăng nhận xét