Đang còn trong độ tuổi phát triển, nhưng cơ thể lại có những biểu hiện như: đau nhức xương khớp, mất ngủ, hay bị chuột rút… Đây là những dấu hiệu cảnh báo quá trình phát triển chiều cao đang gặp trục trặc. Rất có thể sẽ ngừng phát triển nếu không được khắc phục kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu này qua bài viết sau đây của Lamsaodecao nhé!
Một số dấu hiệu cho thấy quá trình tăng chiều cao của bạn đang có trục trặc
Đau nhức xương khớp
Tình trạng đau nhức xương khớp thường gặp ở người già, tuy nhiên bạn đang còn trẻ, đặc biệt lại còn trong giai đoạn phát triển mà gặp phải tình trạng này thì cần phải hết sức lưu ý. Đây rất có thể là dấu hiệu nhận biết ngừng phát triển chiều cao.
Hầu hết, ai cũng biết Canxi là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu hệ xương. Có đến 99% Canxi tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay và chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Chính vì vậy, có thể thấy rằng Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số kích thích tố.
Khi cơ thể bị thiếu Canxi sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Đối với trẻ trong độ tuổi phát triển, việc thiếu Canxi sẽ khiến còi xương, chậm lớn, làm giảm trọng lượng xương, tăng quá trình tiêu xương, loãng xương, dễ gãy xương khi bị va chạm nhẹ. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy đau nhức xương khớp, đồng thời cản trở quá trình phát triển chiều cao. Nếu không có một chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung Canxi thì rất có thể xương sẽ cốt hoát sớm và ngừng phát triển chiều cao. Vì thế, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện đau nhức xương khớp, bạn cần phải có biện pháp khắc phục ngay. Hãy đi thăm khám bác sĩ để nhận được lời khuyên cụ thể, bổ sung làm lượng Canxi phù hợp, để đảm bảo quá phát triển chiều cao vẫn có thể diễn ra bình thường.
Mất ngủ triền miên
Đây cũng là một dấu hiệu nhận biết ngừng phát triển chiều cao liên quan đến yếu tố thiếu hụt hàm lượng Canxi trong cơ thể. Trẻ em thiếu canxi máu, nhẹ thì khóc đêm, khó ngủ, ăn kém, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút, nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ. Chính vì vậy, đang trong độ tuổi phát triển, tuổi ăn, tuổi lớn mà lại mất ngủ thì bạn đừng nên chủ quan.
Hãy xem xét lại chế độ dinh dưỡng của mình, bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu Canxi vào bữa ăn hàng ngày. Như vậy mới có thể bổ sung đủ hàm lượng Canxi mà cơ thể cần.
Hay bị chuột rút
Chuột rút là một hiện tượng cơ bị co rút một cách không tự nguyện và cưỡng bức, gây đau đớn. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ cơ bắp nào, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là cơ ở bắp chân và bàn chân. Thông thường, chuột rút gây ra một cơn đau đột ngột, dữ dội ở cả những cơ bắp lân cận. Chuột rút có thể kéo dài từ vài giây tới nhiều phút sau đó, có thể chỉ liên quan đến một phần của khối cơ, toàn bộ khối cơ, hoặc một số cơ có hoạt động liên quan tới nhau.
Chuột rút ngày càng phổ biến và ngày càng trở nên thường xuyên hơn khi cơ thể bạn bước sang giai đoạn lão hoá. Ở trẻ em hay bị chuột rút thường liên quan đến yếu tố là thiếu canxi và hàm lượng magiê thấp làm tăng hoạt động của mô thần kinh. Đây cũng chính là một dấu hiệu cảnh báo ngừng phát triển chiều cao mà bạn nên lưu tâm.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần phải bổ sung Canxi và Magie đầy đủ cho cơ thể, cũng như tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Điều này cũng sẽ rất tốt cho quá trình phát triển chiều cao.
Dậy thì sớm
Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Thông thường những đứa trẻ dậy thì sớm thì sẽ sớm ngưng phát triển chiều cao. Đối với nữ khi dậy thì sớm thì tuổi mãn kinh sau này của các em cũng sẽ sớm hơn.
Dậy thì sớm sẽ khiến cho các hormone gây dậy thì sớm kích hoạt sự phát triển của xương khiến xương dài ra và cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ sẽ ít có cơ hội tiếp tục cao thêm. Vì thế, những đứa trẻ dậy thì sớm thường thấp hơn bạn bè cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gene di truyền quy định, bởi quá trình ngừng phát triển diễn ra sớm.
Để có thể giúp trẻ có chiều cao lý tưởng, các bậc cha mẹ cần đưa con đi khám khi có biểu hiện dậy thì sớm. Việc khám sớm sẽ giúp cho trẻ được điều trị kịp thời. Còn nếu để muộn, nghĩa là khi các đầu xương đã đóng kín thì không có cách gì làm trẻ cao lên được.
Hy vọng với những thông tin trên, đã giúp các bạn biết được dấu hiện nhận biết ngừng phát triển chiều cao, để có biện pháp can thiệp kịp thời
Bài viết Dấu hiệu cho thấy quá trình tăng chiều cao gặp vấn đề đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Làm sao để cao.
Nguồn bài viết: Làm sao để cao http://bit.ly/2wanSHC
0 comments:
Đăng nhận xét