Để hiểu rõ hơn về cách tính chiều cao cân nặng chuẩn, hãy tham khảo thêm bài viết sau đây của Làm sao để cao nhé
Chiều cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là vừa?
Để biết chiều cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là vừa, bạn có thể tự tính theo công thức chỉ số khối của cơ thể BMI (Body mass index). Theo đó, chỉ số BMI được tính bằng cách lấy cân nặng đem chia cho bình phương chiều cao (cân nặng được tính bằng Kg, và chiều cao được tính bằng m).
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
- BMI dưới 18.5: Thiếu cân, thiếu năng lượng trường diễn
- BMI từ 18.5 đến 22.99: Bình thường
- BMI từ 23 đến 24.99: Thừa cân
- BMI > 25: Béo phì
Dựa theo công thức này, nữ cao 1m65 nặng từ 51-62kg, còn nam cao 1m65 thì nặng từ 56-68kg là đạt chuẩn. Cân nặng duy trì trong những khoảng đó bạn sẽ phòng ngừa được nguy cơ béo phì, thân hình thon gọn, đạt chuẩn như mong đợi.
Phương pháp giúp bạn đạt chiều cao cân nặng chuẩn
Bất kì ai cũng muốn sở hữu được chiều cao cân nặng đạt chuẩn, không chỉ trông thon gọn hơn mà còn giảm được những nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Bạn có thể dễ dàng đạt chuẩn về cân nặng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt hợp lý.
Nhưng với chiều cao lại khác, bước qua tuổi dậy thì hầu như chiều cao sẽ phát triển rất chậm hoặc dừng hẳn. Vì vậy, để sớm giúp trẻ đạt được chiều cao chuẩn, trong quá trình chăm sóc con, các bậc phụ huynh hãy tham khảo những thông tin dưới đây:
Ăn gì để tăng chiều cao?
Bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, sẽ giúp con bạn gia tăng chiều cao vô cùng hiệu quả.
Những sản phẩm từ sữa
Sữa và những thực phẩm từ sữa như kem sữa, sữa chua, pho mát… là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời chứa đầy đủ vitamin A, vitamin B, vitamin D và vitamin E, đặc biệt rất giàu Canxi và protein – đây là 2 dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tổng thể, nhất là chiều cao.
Hải sản
Các loại hải sản như cua, ốc, tôm, tép, cá… rất giàu Canxi để bổ sung cho cơ thể, giúp tăng chiều cao tối ưu. Bởi Canxi là chất chiếm 70% cấu tạo của xương khô, một khi thiếu chất này trẻ sẽ gặp phải hiện tượng xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình… cản trở quá trình phát triển chiều cao.
Ở độ tuổi từ 5-20 là thời kì quan trọng trẻ cần được bổ sung Canxi. Vì vậy, mẹ hãy tăng cường cho trẻ ăn nhiều hải ăn để cung cấp Canxi cho con, giúp tăng chiều cao tối đa.
Rau bina
Rau bina là thực phẩm giàu dinh dưỡng với sự góp mặt vô cùng đông đảo của các loại vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, vitamin C, vitamin B9, Canxi và sắt, giúp tăng cường sức đề kháng và sức khỏe xương khớp cho trẻ.
Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa Lutein, Nitrat, Zaexanthin giúp trẻ duy trì chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tăng cường sự phát triển các mô và xương, thúc đẩy tăng chiều cao tự nhiên.
Ngoài ra, loại rau này cũng cung cấp hàm lượng chất xơ rất lớn, giúp hệ tiêu hóa non yếu của bé hoạt động tốt, hấp thu tối đa các dưỡng chất nạp vào từ bữa ăn hàng ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của cơ thể, đặc biệt là chiều cao.
Cà rốt
Thông thường, các mẹ chỉ biết cà rốt giàu vitamin A tốt cho sức khỏe của mắt. Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi ngoài vitamin A, cà rốt còn chứa nhiều dưỡng chất khác như carbohydrate, chất xơ, hợp chất thực vật như Beta – carotene, Alpha-carotene, Lutein, Lycopene, Polyacetylene, Anthocyanin… tăng cường bảo vệ sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa các nguy cơ mắc các bệnh thường gặp.
Đây là một trong những yếu tố “cần” để quá trình phát triển chiều cao của trẻ diễn ra thuận lợi.
Thịt gà
Trong thịt gà, đặc biệt là phần ức gà có chứa nhiều protein, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Cụ thể, protein là chất sinh trưởng đặc biệt quan trọng với trẻ từ 1-20 tuổi, đang trong giai đoạn phát triển tầm vóc, trí tuệ liên tục.
Protein giúp tăng năng lượng, điều tiết các cơ quan, vận chuyển các dưỡng chất, vitamin đến các cơ quan và nội mô trong cơ thể, giúp cho quá trình tạo xương từ sụn diễn ra liên tục, xương dài nhanh, tăng chiều cao tối ưu.
Ngoài những thực phẩm trên, trứng, yến mạch, đậu nành… cũng là những siêu thực phẩm tốt cho quá trình tăng chiều cao của trẻ mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Tập luyện thế nào để tăng chiều cao?
Vận động chiếm 20% quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Do đó, khi trẻ thường xuyên vận động sẽ có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy quá trình hình thành xương và có thể ngăn chặn bệnh loãng xương hay viêm khớp. Hơn nữa, việc tham gia tập thể dục thể thao đều đặn cũng là một trong những phương án tốt nhất để kéo giãn xương khớp giúp tăng chiều cao một cách tự nhiên.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy giúp trẻ làm quen với việc vận động ngay từ khi còn nhỏ bằng việc tham gia các môn thể thao nhóm như: Bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá… là những môn thể thao mang lại nhiều lợi ích về cả thể chất, lẫn tinh thần cho trẻ.
Điểm đặc biệt của những môn này so với các môn thể thao khác chính là người chơi sẽ phải bật nhảy cao và vươn người thường xuyên, xương sẽ không phải chịu tác động của trọng lực, giúp tăng chiều cao hiệu quả. Do đó, mỗi ngày, trẻ nên dành khoảng 30-60 phút để luyện tập.
Tuy nhiên, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá là những môn thể thao toàn diện đòi hỏi người chơi phải vận động liên tục và thực hiện các động tác kỹ thuật như nhồi bóng, chuyền bóng, ném bóng, bật cao nên trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ không nên để con tham gia. Vì có thể bé sẽ không thể tiếp thu kịp cũng như vận động không tốt gây tổn thương cho cơ thể.
Đảm bảo giấc ngủ để cải thiện chiều cao
Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, nhưng nhiều ông bố, bà mẹ vẫn chưa ý thức được điều này nên vẫn để con thức khuya. Việc thức khuya sẽ khiến con bỏ lỡ khung giờ vàng (23h-3h00) tiết ra lượng hormone tăng trưởng, đặc biệt là chiều cao.
Do đó, muốn con cải thiện chiều cao tốt nhất, ngoài dinh dưỡng, vận động thì giấc ngủ của con cũng cần được đảm bảo. Hãy cho con đi ngủ trước 22h tối và thời gian biểu dành cho việc ngủ cần được thực hiện đầy đủ và chính xác kể cả vào cuối tuần hoặc khi đi chơi xa.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, tùy theo độ tuổi trẻ sẽ có giờ ngủ khác nhau, cụ thể:
- Trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ mỗi ngày
- Trẻ 4-11 tháng: 12-15 giờ
- Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 giờ
- Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ
- Trẻ trong độ tuổi tiểu học (6-13 tuổi): 9-11 giờ
- Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ
- Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ
Tránh xa các yếu tố bất lợi cho chiều cao
Đôi khi một thói quen xấu cũng là “thủ phạm” làm giảm sự phát triển của xương, cản trở sự tăng chiều cao. Do đó, trẻ cần phải tránh xa các yếu tố bất lợi sau đây:
- “Nghiện” thức ăn ngọt
- Thức khuya
- Lười vận động
- Tư thế đi đứng, ngồi, ngủ sai
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
- Lười uống nước
Hy vọng với những thông tin trên, các bậc phụ huynh đã biết được cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là chuẩn để giúp con thiết lập chế độ dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ phù hợp để sớm đạt được chiều cao cân nặng lý tưởng như mong ước.
Nguyễn Hoàng
Bài viết Cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Làm sao để cao.
Nguồn bài viết: Làm sao để cao https://ift.tt/2I7BKJ7
0 comments:
Đăng nhận xét